At bagon.to you can Buy webshells, phpmailer, Combo list
At bagon.to you can Buy webshells, phpmailer, Combo list
Tư vấn hệ thống quản lý

  Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng những dịch vụ tốt nhất! Hotline: 0914.642.264 - Email: gmcvietnam09@gmail.com - Website: gmcvietnam.com.vn

Khách hàng tiêu biểu

  • kh 1.gif
  • kh 1.jpg
  • kh 2.jpg
  • kh 3.jpg
  • kh 4.jpg
  • kh 5.jpg
  • kh 6.jpg
  • kh 7.jpg
  • kh 8.jpg
  • kh 9.jpg
  • kh 10.jpg
  • kh 11.jpg

Đối tác chiến lược

Hỗ trợ trực tuyến


GMC Viet Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterTrong ngày2759
mod_vvisit_counterHôm qua352
mod_vvisit_counterTrong tuần6070
mod_vvisit_counterTuần trước4557
mod_vvisit_counterTrong tháng10277
mod_vvisit_counterTháng trước10043
mod_vvisit_counterTất cả8569147
Tư vấn hệ thống quản lý

Tư vấn thành lập phòng thử nghiệm phương tiện phòng cháy chữa cháy

 

Tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống thử nghiệm (theo ISO/IEC 17025:2017), kiểm định Phòng cháy chữa cháy theo Nghị định 136/2022/NĐ-CP và quy chuẩn QCVN 03/2023/BCA bao gồm:

-       Kiểm định Bơm phòng cháy chữa cháy: TCVN 9222:2012

+ Thiết kế bể chứa nước, lựa chọn hệ thống đường Ống chờ sẵn để lắp đặt phù hợp với từng loại Lưu lượng Bơm;

+ Lựa chọn các Sensor đo áp, đo lưu lượng, đo rung, đo nhiệt động cơ, đo cân bằng động, vận tốc vòng quay;

+ Kiểm tra khối lượng Bơm và độ bề cơ cấu nâng vác (đối với Bơm chữa cháy loại khiêng tay);

+ Đo lưu lượng Q (m3/h);

+ Đo Áp suất đầu vào cửa Bơm p1 (bar/mH2O) và Áp suất cửa ra p2 (bar/mH2O);

+ Đo tốc độ quay trục động cơ V (v/p);

+ Tính Công suất động cơ điện Pđ.c (KW);

+ Tính Công suất thủy lực của Bơm Pthủy lực (KW).

-       Kiểm định Trụ nước

TT

Thông số kiểm định

1

Đo kích thước hình học của trụ

2

Đo khối lượng trụ nước

3

Đo kích thước hình học của van trụ nước

4

Kiểm tra hệ số tổn hao áp suất trong trụ nước

5

Kiểm tra khả năng chịu áp suất

6

Kiểm tra độ kín của trụ nước

7

Kiểm tra momen xoay mở và đóng van trụ nước

8

Kiểm tra lượng nước đọng lại trong trụ

9

Kiểm tra thông số và kích thước hình học lỗ xả nước đọng

10

Kiểm tra ren ngoài của khớp nối với cột lấy nước của trụ ngầm

11

Kiểm tra ren trục van

12

Kiểm tra mối ghép ren giữa phần cánh van và thân van

13

Kiểm tra sự phù hợp của họng chờ của trụ nổi với đầu nối

14

Kiểm tra lớp sơn trụ nước

15

Kiểm tra sự định vị của nắp trụ nước

-       Kiểm định Ống phi kim loại sử dụng cho hệ thống cấp nước chữa cháy (Ồng và phụ tùng ống CPVC dùng trong hệ thống sprinkler tự động)

TT

Thông số kiểm định

1

Kiểm tra kích thước, ngoại quan

2

Kiểm tra áp suất và nhiệt độ làm việc (ghi trong hồ sơ kỹ thuật)

3

Kiểm tra độ co chiều dài do nhiệt

4

Kiểm tra nhiệt độ mềm hóa Vicat

5

Kiểm tra khối lượng riêng

6

Kiểm tra tính cháy

7

Kiểm tra tính chịu lửa

8

Kiểm tra khả năng chịu nhiệt theo chu kỳ

9

Kiểm tra hệ số ma sát ống

10

Kiểm tra chiều dài ống tương đương của phụ tùng (tổn thất áp suất của phụ kiện)

11

Kiểm tra độ bền của nhãn

12

Kiểm tra khả năng chống rò rỉ và chịu áp suất thủy tĩnh ngắn hạn

13

Kiểm tra khả năng chống rò rỉ và chịu áp suất thủy tĩnh theo điều kiện sau khi lắp đặt

14

Kiểm tra độ bền chịu uốn

15

Kiểm tra độ bền chịu va đập

16

Kiểm tra độ bền chịu nén bẹp

17

Kiểm tra cường độ chịu kéo

18

Kiểm tra khả năng chịu rung

19

Kiểm tra khả năng đảm bảo hoạt động của Sprinkler áp suất cao

20

Kiểm tra khả năng chống gãy gập

21

Kiểm tra khả năng chịu áp theo chu kỳ

-       Ống mềm bằng kim loại kết nối đầu phun trong hệ thống chữa cháy bằng nước

-        

-       Kiểm định Bình chữa cháy

-       Kiểm định Lăng, Vòi chữa cháy

-       Kiểm định thiết bị báo cháy

-        

 
 

Tư vấn hệ thống quản lý

 
 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005

 

ISO/IEC 17025 - Hệ thống Quản lý Phòng thử nghiệm

Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu mà các PTN phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống chất lượng; Có năng lực kỹ thuật, và có thể đưa ra các kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn có giá trị kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn bao quát tất cả các điều của ISO 9001 đồng thời bổ sung các yêu cầu kỹ thuật mà một PTN phải đáp ứng.

I. ISO/IEC 17025 LÀ GÌ?
1. ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế qui định các yêu cầu nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là PTN). Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu mà các PTN phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống chất lượng; Có năng lực kỹ thuật, và có thể đưa ra các kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn có giá trị kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn bao quát tất cả các điều của ISO 9001 đồng thời bổ sung các yêu cầu kỹ thuật mà một PTN phải đáp ứng.
2. Áp dụng đối với các phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn (để xây dựng một hệ thống quản lý); cơ quan công nhận (để đánh giá, công nhận) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (để lựa chọn các PTN có đủ năng lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước).
3. Hoạt động công nhận PTN tại Việt Nam do Văn phòng Công nhận Chất lượng thực hiện (được gọi là công nhận PTN theo VILAS). Ngoài ra một số Bộ có hệ thống công nhận PTN cho lĩnh vực chuyên ngành, ví dụ: LAS-XD của Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường có hệ thống riêng để công nhận các PTN thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, Cục Đăng kiểm công nhận các PTN tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực đăng kiểm v.v... VILAS là một trong các hệ thống công nhận PTN tuân thủ các yêu cầu về công nhận và được các cơ quan công nhận các nước là thành viên Hiệp hội Công nhận PTN quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC) hoặc Hiệp hội công nhận PTN Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation - APLAC) thừa nhận.
4. Các lĩnh vực công nhận PTN theo VILAS bao gồm:

  1. Lĩnh vực thử nghiệm cơ
  2. Lĩnh vực thử nghiệm điện – Điện tử
  3. Lĩnh vực thử nghiệm sinh học
  4. Lĩnh vực thử nghiệm hoá học
  5. Lĩnh vực thử nghiệm xây dựng
  6. Lĩnh vực thử nghiệm không phá huỷ
  7. Lĩnh vực hiệu chuẩn và đo lường
  8. Lĩnh vực thử nghiệm dược phẩm

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn áp dụng đối với tất cả các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn, không phù thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn.
III. LỢI ÍCH

  1. Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của phòng thử nghiệm
  2. Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn
  3. Tạo điều kiện thừa nhận kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn
  4. Hoà nhập hoạt động công nhận phòng thử nghiệm của Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế.


IV. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI
1. Chuẩn bị 
1.1 Thiết lập nhóm thực hiện dự án: VPC sẽ tư vấn cho Công ty về:

  1. Thành phần nhân sự, chức năng nhiệm vụ của nhóm thực hiện dự án và của từng thành viên;
  2. Lựa chọn và phân công Phụ trách kỹ thuật, Quản lý chất lượng cho PTN (theo yêu cầu của ISO/IEC 17025 thì PTN phải có các vị trí này).

1.2 Đào tạo cho PTN:

  1. Đào tạo khái niệm chung về công nhận PTN theo ISO/IEC 17025. Lợi ích của việc thực hiện ISO/IEC 17025, các yếu tố cơ bản của Hệ thống quản lý PTN theo ISO/IEC 17025. Cách thức tiến hành xây dựng hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
  2. Đánh giá, ước lượng độ không đảm bảo đo trong thí nghiệm điện.
  3. Liên kết chuẩn trong đo lường.

1.3 Đánh giá thực trạng PTN: việc đánh giá thực trạng PTN nhằm:

  1. Tìm hiểu hoạt động của PTN, tình trạng thiết bị thử nghiệm, điều kiện môi trường, con người, phương pháp thử …;
  2. Kết quả đánh giá thực trạng làm cơ sở quyết định các chỉ tiêu thử nghiệm có thể đủ điều kiện xin công nhận và/hoặc những thay đổi (về thiết bị, điều kiện đảm bảo môi trường thử nghiệm …) mà PTN phải thực hiện để được công nhận các chỉ tiêu chọn lựa;

1.4 Lập kế hoạch triển khai:
Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng và khả năng cung cấp các nguồn lực của PTN, VPC sẽ cùng Nhóm thực hiện dự án lập ra kế hoạch hành động chi tiết theo tiến trình thời gian đối với các hạng mục công việc cụ thể.

2. Xây dựng Hệ thống quản lý PTN
2.1 Tiến hành đào tạo các yêu cầu về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản cho Nhóm thực hiện dự án và các cán bộ chủ chốt;
2.2 Xác định các văn bản cần xây dựng dựa trên kết quả đánh giá thực trạng và các yêu cầu của ISO/IEC 17025;
2.3 Cùng với các cán bộ được phân công của PTN tiến hành xây dựng và ban hành Sổ tay quản lý PTN, các thủ tục, phương pháp, hướng dẫn công việc và biểu mẫu…;

3. Thực hiện
Các chuyên gia của VPC sẽ có những sự hỗ trợ cần thiết để giúp PTN triển khai thực hiện hệ thống đã xây dựng thông qua các hoạt động sau:
3.1 Phối hợp cùng với các cán bộ chủ chốt để đào tạo nhân viên trong việc thực hiện hệ thống chất lượng đã xây dựng;
3.2 Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống chất lượng để đảm bảo rằng sổ tay, các thủ tục và hướng dẫn … được tuân thủ;
3.3 Hướng dẫn thiết lập hồ sơ làm bằng chứng cho việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý PTN;

4. Đánh giá, cải tiến hệ thống
4.1 Tiến hành đào tạo về đánh giá chất lượng nội bộ PTN cho các cán bộ được lựa chọn làm chuyên gia đánh giá.
4.2 Tư vấn trong việc thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng PTN.
4.3 Hướng dẫn nhóm đánh giá của PTN lập kế hoạch và thực hiện chương trình đánh giá nội bộ;
4.4 Xem xét kết quả đánh giá nội bộ để giúp PTN thực hiện các biện pháp khắc phục và cải tiến cần thiết.


5. Công nhận
Các chuyên gia của VPC sẽ giúp PTN được công nhận theo ISO/IEC 17025 thông qua các công việc sau:
5.1 Hỗ trợ PTN làm các thủ tục xin công nhận với Văn phòng Công nhận Chất lượng (VILAS);
5.2 Tiến hành đánh giá thử và hướng dẫn PTN rà soát, thực hiện các công việc chuẩn bị cần thiết cho việc đánh giá chính thức.
5.3 Hướng dẫn khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có) cho đến khi PTN nhận được chứng chỉ công nhận của VILAS.

 

 
 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 27000

ISO/IEC 27001 qui định các yêu cầu cho việc thiết lập, thực hiện, vận hành, xem xét, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS) đối với tất cả các loại hình tổ chức mong muốn kiểm soát và đảm bảo an toàn cho các thông tin trong tổ chức.

  • Mục đích nhằm thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý thông tin, sử dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình. Thực hiện theo những nguyên tắc của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD).

  • Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là một phần của hệ thống quản lý chung của các tổ chức, doanh nghiệp do vậy có thể xây dựng độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9000, ISO 14000...

Đọc thêm...

 
 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13485

 

Tiêu chuẩn ISO 13485 là gì

1. ISO 13485:2003 là gì?
- ISO là viết tắt tên của tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( International Organization For Standaraization). Tiêu chuẩn được ban hành năm 2003 ( gọi tắt là phiên bản năm 2003).
- ISO 13485 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn cho sản phẩm y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành.

2. Đối tượng áp dụng?
- Tiêu chuẩn ISO 13485 được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,... Có thể bao gồm: các cơ sở / công ty / nhà máy / nhà phân phối,... thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung ( ví dụ: Găng tay y tế, Dịch cụ tiệt trùng sản phẩm y tế, kim chích, dây truyền dịch, dây cho ăn,...)
- Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn sản phẩm y tế.
- Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 13485, tổ chức có hệ thống quản lý an toàn có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan an toàn sản phẩm y tế, sản phẩm được tạo ra an toàn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp.

3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 13485 ?
- Sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu
- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.
- Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái.
- Nâng suất lao động tăng.
- Và rất nhiều lợi ích khác...

4. Quy trình triển khai thực hiện ISO 13485:2003 như thế nào?
Bước 01-Tư vấn sẽ hướng dẫn tổ chức lập ban triển khai dự án. Thành viên ban triển khai do tổ chức chỉ định. Thông thường các thành viên là các trưởng phó bộ phận / phòng ban. ( Thời gian dự kiến : 1 buổi).

Bước 02-Giảng viên chúng tôi tiến hành đào tạo cho ban triển khai dự án: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn, đào tạo yêu cầu tiêu chuẩn và hướng dẫn triển khai yêu cầu tiêu chuẩn.

Bước 03-Tư vấn đến trực tiếp người được phân công: hướng dẫn soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Trong quá trình tư vấn sẽ ảnh hưởng không nhiều đến công tác nghiệp vụ của người được phân công.

Bước 04-Tư vấn đến hướng dẫn bộ phận phụ trách ban hành tài liệu thực hiện ban hành và hướng dẫn các bộ phận liên quan áp dụng các tài liệu đã ban hành.

Bước 5-Tư vấn tiếp tục hướng dẫn thành viên ban triển khai dự án kỹ thuật duy trì hệ thống. Sau khi học, các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của tổ chức giúp duy trì hệ thống cho tổ chức.

Bước 06-Các chuyên gia đánh giá đã từng có kinh nghiệm đánh giá cho các tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá. Các đánh giá viên nội bộ của tổ chức theo tập sự để học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế.

Bước 7-Tư vấn đến trực tiếp người được phân công: hướng dẫn khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn và yêu cầu của tài liệu đã soạn. Trong quá trình tư vấn sẽ ảnh hưởng không nhiều đến công tác nghiệp vụ của người được phân công.

Bước 8-Chuyên gia đánh giá bên tư vấn đến quan sát và hỗ trợ. Các đánh giá viên đã học và tập sự sẽ thực hiện đánh giá chính thức.
Tư vấn đến trực tiếp người được phân công: hướng dẫn khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn và yêu cầu của tài liệu đã soạn. Trong quá trình tư vấn sẽ ảnh hưởng không nhiều đến công tác nghiệp vụ của người được phân công.

Bước 9-Tư vấn hướng dẫn tổ chức lập hồ sơ thực hiện đăng ký với tổ chức chứng nhận. Tư vấn sẽ giải thích điểm mạnh/yếu của từng tổ chức chứng nhận cho tổ chức để chọn lựa (nếu có).
Tư vấn – quản lý dự án sẽ tham gia hỗ trợ tổ chức khi Tổ chức đến đánh giá.

Bước 10-Tư vấn đến trực tiếp người được phân công: hướng dẫn khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Trong quá trình tư vấn sẽ ảnh hưởng không nhiều đến công tác nghiệp vụ của người được phân công .

Bước 11-Bộ phận thông tin khách hàng sẽ liên tục thông tin với khách hàng. Khi có nhu cầu, Quản lý dự án sẽ tư vấn qua điện thoại, mail, onlinechat, hoặc đến trực tiếp. Trước khi đến hạn đánh giá của tổ chức chứng nhận chuyên gia sẽ đến kiểm tra lại hồ sơ cho tổ chức (nếu tổ chức cần) 

 

 
 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000

 

Hệ thống quản lý môi trường là gì?

Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quản lý được sử dụng để định hướng và kiểm soát mọi hoạt động của một tổ chức có khả năng gây ra các tác động tới môi trường xung quanh. Nền tảng của hệ thống quản lý môi trường được xây dựng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 với phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan - Do - Check - Act).

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, bao gồm 21 tiêu chuẩn và các tài liệu hướng dẫn khác liên quan đến một số chủ đề về môi trường như: 

  1. Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems); 
  2. Đánh giá hiệu quả môi trường (Environmental Performance Evaluation); 
  3. Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling); 
  4. Đánh giá vòng đời của sản phẩm (Life Cycle Assessment); 
  5. Trao đổi thông tin môi trường (Environmental
  6. Quản lý khí nhà kính và các hoạt động liên quan (Greenhouse gas management and related
  7. Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards); 

Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) soạn thảo và ban hành lần đầu tiên, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi trường cho đơn vị mình. Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban kỹ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản ISO 14001:2004 thay thế tiêu chuẩn phiên bản năm 1996. 

Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn được biết đến và áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. ISO 14001 đưa ra một tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức có thể hình thành nên một hệ thống quản lý môi trường của riêng mình. Qua đó, nó giúp các tổ chức hướng tới việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu các tác động tới môi trường. 

Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường. Vì vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý. 

Các tổ chức có thể tự xây dựng và công bố phù hợp với tiêu chuẩn ISO14001 hoặc sử dụng nó như một tiêu chuẩn để được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập, như QUACERT.

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001

Bên cạnh các yêu cầu chung, trong đó nhấn mạnh việc cải tiến liên tục, tiêu chuẩn ISO 14001 được thiết kế cấu thành bởi 5 yếu tố chính: 

  1. Hoạch định chính sách môi trường;
  2. Lập kế hoạch;
  3. Thực hiện và điều hành;
  4. Kiểm tra, khắc phục;
  5. Xem xét của lãnh đạo.

Điều này có nghĩa rằng, để có thể áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường tổ chức cần phải thiết lập chính sách môi trường, đồng thời tiến hành nhận diện các tác động tới môi trường gây nên bởi mọi hoạt động, sản phẩm/dịch vụ của tổ chức. Bước tiếp theo cần thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và các chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đó. Trong quá trình thực hiện phải định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện và đệ trình lãnh đạo xem xét, từng bước cải tiến liên tục hệ thống quản lý.

 

 
 

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP, ISO 22000

 

 GIỚI THIỆU VỀ ISO 22000:2005

Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm và sự bùng phát các mối nguy từ thực phẩm khác như “dịch bệnh bò điên”, “bệnh heo tai xanh”, “lở mồm long móng”, dịch H5N1, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép, sữa, gia vị có chất độc hại… là minh chứng cho sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội.

ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2007 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2007).

Tiêu chuẩn ISO 22000 hiện nay là tự nguyện áp dụng. Tuy nhiên cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Mục tiêu là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy về vật lý (mảnh kim loại, mảnh thủy tinh, gỗ, sạn, cát, tóc…), hóa học (độc tố, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất…), sinh học (vi khuẩn, nấm mốc, virus, ký sinh trùng…) từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện bao gồm các yêu cầu: Quản lý tài liệu hồ sơ, cam kết của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, hoạch định và tạo sản phẩm an toàn, kiểm tra xác nhận, xác định nguồn gốc, trao đổi thông tin, cải tiến hệ thống. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn lực bên trong (nhân viên của tổ chức) hoặc các nguồn lực bên ngoài (tư vấn) để đáp ứng các yêu cầu này.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

 Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm.

 Có thể được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000.

 Đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành.

 Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng.

 Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 22000?

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:

 Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc.

 Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh.

 Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản.

 Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè,..

 Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị.

 Các hãng vận chuyển thực phẩm.

 Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng.

 Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ.

 Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm.

 Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.

Các bước triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng: Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 22000 đối với sự phát triển của tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.

Bước 2: Lập nhóm quản lý an toàn thực phẩm. Nhóm này bao gồm Trưởng nhóm và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 22000. Trưởng nhóm an toàn thực phẩm thay mặt lãnh đạo cơ sở sản xuất chỉ đạo áp dụng hệ thống theo ISO 22000 và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.

Bước 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn: Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm. Đánh giá này làm nền tảng để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung.

Bước 4: Huấn luyện, đào tạo cho từng cấp quản trị cũng như nhân viên với các chương trình và hình thức thích hợp .

Bước 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000, hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm: Chính sách an toàn thực phẩm, các mục tiêu về an toàn thực phẩm, các qui trình - thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn, các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn, các tài liệu cần thiết để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhật có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng về hệ thống tài liệu theo ISO 22000. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng qui trình cụ thể và hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các tài liệu đã được phê duyệt.

Bước 7: Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm: cơ sở sản xuất thực phẩm tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ, thẩm định các kết quả kiểm tra xác nhận riêng lẻ, phân tích kết quả của các hoạt động kiểm tra xác nhận để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

 Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Cơ sở sản xuất thực phẩm có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận để đánh giá và cấp chứng chỉ.

 Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sự sẵn sàng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đồng thời chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức.

Bước 8: Đánh giá chứng nhận do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000 và cấp giấy chứng nhận.

Bước 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.

 
 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015

 I. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 9001:2015.

Việc áp dụng ISO 9001:2015 đem đến một số lợi ích quan trọng như sau:

Đối với người lao động:

  1. Được cung cấp phương pháp làm việc đúng ngay từ đầu.
  2. Được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp
  3. Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn.

Đối với tổ chức:

  1. Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2015 sẽ giúp Công ty quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy, Hệ thống chất lượng rất cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng.
  2. Tăng năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp Công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2015 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu Công ty có hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ giảm được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được cho cả Công ty và Khách hàng.
  3. Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được một hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9001:2015 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo với Khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết. Trong thực tế, phong trào áp dụng 9001:2015được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được bảo đảm rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất đã khẳng định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO 9001:2015.
  4. Tăng uy tín của Công ty: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2015 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và chứng minh cho Khách hàng thấy rằng các hoạt động của Công ty đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu quả quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao sự thoả mãn Khách hàng, nâng cao ý thức người lao động và đáp ứng được các yêu cầu luật định.

Đối với Khách hàng:

  1. Được cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các yêu cầu và vượt sự mong đợi.
  2. Được cung cấp các bằng chứng để củng cố niềm tin đôí với chất lượng sản phẩm dịch vụ của tổ chức.

II. CÁC BƯỚC CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9001:2015

Việc xây dựng ISO 9001:2015 tại doanh nghiệp có thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cam kết của lãnh đạo

Bước đầu tiên khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.

Bước 2: Lập ban chỉ đạo dự án thực hiện ISO 9001:2015

Việc áp dụng ISO 9001:2015 có thể xem như là một dự án lớn. Vì vậy, các Doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo ISO 9001:2015 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng của ISO 9001:2015.

Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng. Có thể bổ nhiệm nhiều hơn 1 đại diện lãnh đạo về chất lượng nếu thấy cần thiết.

Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Thông thường, ở các doanh nghiệp, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có các thủ tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình và các thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hệ thống văn bản thì cần tiến hành xây dựng hệ thống văn bản;

Sau khi đánh giá thực trạng, Công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2015

Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Cần xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ:

  1. Xây dựng sổ tay chất lượng;
  2. Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan;
  3. Xây dựng các hướng dẫn công việc, qui chế, qui định cần thiết.

Bước 5: Áp dụng hệ thống văn bản

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

  1. Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty nhận thức về ISO 9001:2015;
  2. Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã được viết ra;
  3. Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả;
  4. Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp.

Bước 6: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận

Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:

  1. Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của Công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính Công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện;
  2. Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9001:2015 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ;
  3. Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá.

Bước 7: Đánh giá chứng nhận

GMCVIETNAM sẽ cấp điều phối Tổ chức đánh giá chứng nhận của GMCVIETNAM để tiến hành cấp Chứng chỉ chứng nhận ISO 9001:2015 cho Quý Công ty. Các Chứng chỉ này đều được cộng đồng Quốc Tế thừa nhận theo quy định của Hội đồng công nhận quốc tế IAF.

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của Công ty.

Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến tới chứng nhận ISO 9001:2015. Thời gian và khối lượng công việc phải làm phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng, qui mô và phạm vi áp dụng của ISO 9001:2015 tại doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể, trong đó có việc phân công bộ phận hay người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ISO 9001:2015:

Phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  1. Cam kết của lãnh đạo;
  2. Phạm vi áp dụng;
  3. Mức độ phức tạp của doanh nghiệp;
  4. Thực trạng hệ thống quản lý chất lượng.

 

 

 
 

6-Sigma và các công cụ của 6-Sigma

Chữ Sigma (δ) theo ký tự Hy lạp đã được dùng trong kỹ thuật xác suất - thống kê để đánh giá sự sai lệch của các quá trình. Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng được đo bằng mức Sigma mà công ty đó đạt được đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của họ.

Đọc thêm...

 
 

Hiệu chuẩn/Kiểm định thiết bị thí nghiệm

  • Đo lường lực
  • Đo lường khối lượng
  • Đo lường nhiệt
  • Đo lường độ dài